Team chụp ảnh món ăn gồm những ai?

Đối với lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại nói chung và chụp ảnh món ăn nói riêng thì để tạo ra bức ảnh đẹp cần công sức của cả tập thể. Vậy tập thể này bao gồm những người nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những đối tượng chính cần có khi chụp ảnh đồ ăn.

Đối tượng khách hàng cần có khi chụp ảnh món ăn 

Khách hàng là người đưa ra yêu cầu cho 1 dự án chụp ảnh food bất kỳ nào đó. Đây là người trả tiền cho những bức ảnh mà đội ngũ ekip nhiếp ảnh thực hiện. Người chụp cần hiểu rõ mong muốn, yêu cầu của khách hàng để đưa ra những phương án phù hợp, đạt chuẩn.  

Account

Đối tượng đại diện cho khách hàng, giữ liên lạc với khách hàng từ agency là account. Đây là người làm việc với các AD/CD để đảm bảo kết quả hình ảnh cuối cùng đảm bảo như khách hàng mong muốn.

Producer 

Nhân vật quyền lực trong team chụp ảnh món ăn là Producer. Đây là người làm việc với khách hàng hoặc nhận yêu cầu từ Agency, sau đó thực hiện báo giá và tổ chức ra 1 team sản xuất hình ảnh, video cho dự án. Thông thường, Producer là người được trả thù lao cao nhất trong 1 team sản xuất đó.

Producer tham gia trong các khâu từ ban đầu tới khi sản xuất, quá trình hậu kì và mang sản phẩm bàn giao cho khách hàng. Producer giỏi sẽ giúp tránh lãng phí nguồn lực, thời gian của team thông qua việc tổ chức sản xuất hợp lý, đúng yêu cầu  khách hàng.  

Art/Creative director (AD/CD)

Art/Creative director là người chịu trách nhiệm đưa ra, kiểm soát phần nhìn, màu sắc, cảm xúc trong bức ảnh mà khách hàng muốn hướng tới. Art/Creative director cần đưa ra bản mô tả cách xử lý yêu cầu khách hàng theo style, màu sắc, layout như thế nào. 

Tóm lại, Creative Director là người đưa ra ý tưởng ở mức tổng quan còn Art Director sẽ phát triển ý tưởng thành giải pháp cụ thể. Trong đó, họ sẽ quyết định yếu tố của hình ảnh như màu sắc, tinh thần, cảm quan đối với người xem.  

Designer

Designer là một trong các nhân vật quan trọng trong team chụp ảnh món ăn. Đối với các dự án chụp menu, lifestyle, thiết kế ấn phẩm thì designer sẽ chịu trách nhiệm lên layout, đảm bảo thiết kế đẹp nhất. Vị trí này giúp các layout khi chụp ảnh đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo.

Stylist

Vị trí này sẽ hiện thực hóa yêu cầu về mặt styling từ AD/CD. Trong dự án food, vị trí này cần xử lý một lượng lớn thực phẩm, luôn giữ cho thực phẩm tươi ngon nhằm đáp ứng việc chụp hình kéo dài trong nhiều tiếng, nhiều ngày. Stylist sẽ sắp xếp, điều chỉnh và tạo hình thực phẩm để sở hữu visual hoàn hảo nhất.

Prop – Stylist  

Đối với dự án chụp food theo kiểu lifestyle hay conceptual thì món ăn lúc này là thành phần ko quá lớn. Bên cạnh đó cần có nhiều set đồ trang trí để diễn tả concept cần chụp. Các set đồ này rất khó tìm hoặc phải tự thiết kế và cần đến vị trí Props stylist. 

Props stylist là người am hiểu những đồ gì phù hợp với phong cách khách hàng, chọn mua ở đâu. Đối với các dự án lớn, props stylist là phần quan trọng bởi phần chuẩn bị cực lớn và đa dạng.  

Photographer 

Nhân tố này có nhiệm vụ setup ánh sáng, bố cục, góc máy theo yêu cầu từ AD/CD và producer. Photographer là người quyết định tới góc máy khi chụp và kiêm luôn phần hậu kỳ của dự án. Trong các dự án lớn, ngoài photographer còn có vị trí  Lighting setup ánh sáng trong set chụp.  

Assistant 

Đây là các vị trí hỗ trợ như Lighting Assistant – setup ánh sáng hay logistic assistant – quản lý vật tư… Bất cứ nhiệm vụ nào cần hỗ trợ sẽ có người thực hiện gọi là assistant. 

Tóm lại, 1 team chụp ảnh món ăn cần có những bộ phận kể trên để hoàn thiện được bộ ảnh đẹp mắt. Đối với các job nhỏ thì có thể có một vài vị trí được gom chung khi thực hiện.  

Trên đây là những bộ phận cần có trong 1 team chụp ảnh món ăn mà bạn nên tìm hiểu. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ chụp ảnh đồ ăn chuyên nghiệp, hãy liên hệ Củ Lạc Studio theo hotline 0972999646 – 0978735557 để được hỗ trợ.

Trực tiếp bóng đá Socolive chính thức Xem Uniscore